Hệ màu RGB là gì? 5 ứng dụng màu RGB trong thiết kế 2024

RGB là một trong những hệ màu nổi tiếng và phổ biên trên toàn thế giới. Rất nhiều người đã nghe qua thuật ngữ này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ hệ màu RGB là gì? Vậy trong bài viết này, In129 sẽ cung cấp cho Qúy khách “tất tần tật” những thông tin hữu ích về hệ màu này.

Hệ màu RGB là gì?

Hệ màu RGB là viết tắt của Red (màu đỏ), Green (màu xanh lá cây) và Blue (màu xanh lam). Đây là ba màu cơ bản trong các mô hình ánh sáng bổ sung. Nó dựa trên nguyên lý kết hợp các điểm sáng màu khác nhau để tạo ra các màu sắc khác nhau trên nền đen. Mỗi màu cơ bản có thể có giá trị từ 0 đến 255, tổng cộng tạo ra khoảng 16,7 triệu màu khác nhau.

Hệ màu RGB là gì?

Lịch sử hình thành ra bảng hệ màu RGB

Hệ màu RGB được áp dụng làm chuẩn cho tivi màu và biểu thị màu trên internet từ năm 1953 bởi RCA. Và được sử dụng làm tiêu chuẩn camera Land, Polaroid bởi Edwin Land.

Ý tưởng về màu RGB bắt nguồn từ việc nghiên cứu cách thức hoạt động của ánh sáng trắng. Người ta nhận ra rằng ánh sáng trắng có thể được tách ra thành ba loại ánh sáng chủ yếu. Đó là 3 màu sắc đỏ, xanh lá và xanh lam. Ngược lại, ghép ba loại ánh sáng này theo tỉ lệ nhất định, có thể thu được ánh sáng trắng. Dựa trên nguyên lý này, người ta đã phát minh ra các thiết bị phát ra ba loại ánh sáng này để tạo ra các màu khác nhau.

Lịch sử hình thành ra bảng hệ màu RGB

Những ưu điểm và nhược điểm của màu RGB

Cùng In129 tìm hiểu 3 ưu điểm và 2 nhược điểm của màu RGB.

Ưu điểm

RGB có dải màu rộng hơn CMYK. Do đó, khi sử dụng hệ màu này sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong thiết kế.

Với 16,7 triệu màu khác nhau, RGB có thể tạo ra các biểu đồ màu đa dạng, sống động và chân thực hơn khi xem các hình ảnh, video trên các thiết bị điện tử, màn hình led.

Màu RGB được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực liên quan đến ánh sáng. Ví dụ như nhiếp ảnh, đồ họa máy tính, truyền hình, điện ảnh…

Nhược điểm

Màu RGB không phù hợp để in ấn trên giấy. Bởi vì màu sắc sẽ bị sai lệch và nhạt phai hơn so với màn hình.

Hệ màu này cũng khó để tái tạo chính xác các màu sắc của thực tế, nhất là các màu sắc phức tạp và tinh tế.

Ưu điểm và nhược điểm của màu RGB

Cách chuyển màu RGB sang CMYK

RGB và CMYK là hai hệ màu khác nhau. Chúng được sử dụng cho các mục đích khác nhau là thiết kế và in ấn. RGB dành cho các thiết bị phát sáng, còn CMYK dành cho các thiết bị in ấn. Muốn in ấn một sản phẩm thiết kế bằng màu RGB, cần chuyển sang màu CMYK để giữ nguyên màu sắc và không bị nhạt phai.

Cách chuyển RGB sang CMYK có thể được làm bằng các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator…

Chuyển hệ màu RGB sang CMYK trong photoshop là sử dụng chức năng Convert to Profile. Các bước làm như sau:

Bước 1

Mở file ảnh hoặc thiết kế bằng hệ màu RGB trong Photoshop. Vào menu Image -> Duplicate để sao chép file.

Bước 1 chuyển màu RGB sang CMYK

Bước 2

Chọn file sao chép, vào menu Edit -> Convert to Profile. Một hộp thoại sẽ hiện ra, cho chọn Profile đến cho file.

Bước 2 chuyển màu RGB sang CMYK

Bước 3

Tại khu vực Destination Space, trường Profile, chọn Custom CMYK.

Một hộp thoại khác sẽ hiện ra giúp điều chỉnh các thông số của hệ màu CMYK.

Bước 3 chuyển màu RGB sang CMYK

Bước 4

Tại mục Ink Colors, chọn loại mực in tương thích với máy in. Tại mục Dot Gain, bạn chọn Standard 10%. Tại khu vực Separations Options, trường Black Ink Limit, chỉnh thành 10%. Sau đó, bạn nhấn OK để kết thúc quá trình chuyển đổi.

Trong quá trình chuyển đổi, lưu ý rằng RGB và CMYK có không gian màu khác nhau. Vì vậy việc chuyển đổi có thể dẫn đến sự thay đổi màu sắc so với ban đầu. Do đó, trước khi thực hiện chuyển đổi, nên xem xét mục đích sử dụng và yêu cầu màu sắc cuối cùng để điều chỉnh kết quả chuyển đổi.

Bước 4 chuyển màu RGB sang CMYK

Bước 5 chuyển màu RGB sang CMYK

Ứng dụng của màu RGB trong thiết kế

Hệ màu RGB được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế, đặc biệt là thiết kế đồ họa và trang web.

Với khả năng tái tạo đa màu sắc, hệ màu RGB cho phép các nhà thiết kế tạo ra các hình ảnh sống động, các biểu đồ màu gradient và các hiệu ứng chi tiết đa dạng.

RGB được sử dụng trong thiết kế website để tạo ra trải nghiệm tương tác hấp dẫn và thú vị.

Ngoài ra, hệ màu này cũng được ứng dụng trong lĩnh vực quảng cáo, công nghệ điện tử.

Với sự phát triển của công nghệ màn hình và hiển thị số, hệ màu RGB đã trở thành tiêu chuẩn trong việc truyền tải màu sắc và tái hiện hình ảnh một cách rõ nét nhất.

Ứng dụng của màu RGB trong thiết kế

Tổng kết

Trên đây In129 đã trình bày định nghĩa hệ màu RGB là gì? Ưu nhược điểm của hệ màu RGB để sử dụng hiệu quả và top 5 ứng dụng của hệ màu trong thiết kế. Hy vọng sẽ giúp được các bạn hiểu rõ hơn về hệ màu này.

Rate this post

THẢO LUẬN BÀI VIẾT: Hệ màu RGB là gì?

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
  • CẨM NANG IN ẤN

    Mẫu card visit luật sư

    Mẫu card visit luật sư

    Đối với mỗi luật sư, card visit chính là một ấn phẩm không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hành nghề luật sư....
    Mẫu card visit thực phẩm

    Mẫu card visit thực phẩm

    Card visit thực phẩm là một công cụ quảng cáo hữu hiệu đối với các đơn vị kinh doanh lĩnh này. Trong bài viết này hãy cùng...
    In thẻ tích điểm

    In thẻ tích điểm

    In thẻ tích điểm là một công cụ marketing thông minh, giúp các doanh nghiệp tăng cường sự trung thành của khách hàng. Đây là phương pháp...
    In card cảm ơn khách hàng

    In card cảm ơn khách hàng

    Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là yếu tố vô cùng quan...