Kỹ thuật cán mờ và cán bóng là gì? Cách thực hiện 2 kỹ thuật?

Kỹ thuật cán mờ và cán bóng là kỹ thuật gia công thêm cho các mẫu in bằng cách phủ lên bề mặt ấn phẩm. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về 2 kỹ thuật trong in ấn này.

Kỹ thuật cán mờ và cán bóng đều được áp dụng dựa trên kỹ thuật cán màng trong in ấn. Để hiểu rõ hơn trước hết bạn cần hiểu về công đoạn cán màng ấn phẩm.

Kỹ thuật cán màng là gì?

Cán màng là kỹ thuật mà nhà sản xuất sử dụng 1 lớp màng có chất liệu Polyme mỏng, phẳng và trong suốt phủ lên bề mặt các sản phẩm in ấn với sự hỗ trợ của máy cán màng; sử dụng nhiệt và keo dính dính liền lớp màng lên bề mặt giấy in.

Mục đích của cán màng giúp cho mực in không bị phai màu ố màu; tạo ra độ mịn, trơn láng trên bề mặt ấn phẩm. Đồng thời, cán màng giúp ấn phẩm có tính thẩm mỹ và độ bền cao hơn; tăng độ dày, tăng tính hiện đại cho sản phẩm, tránh bụi bẩn…

Yêu cầu cần đảm bảo: Tạo ra độ láng mịn, không xuất hiện bọt khí trên bề mặt, không bị nhăn nhúm.

Xem thêm: Kỹ thuật cán màng metalize và ứng dụng của kỹ thuật cán màng metalize

Kỹ thuật cán mờ và cán bóng là gì?

Kỹ thuật cán màng hiện nay áp dụng 2 kỹ thuật phổ biến là: Cán mờ và cán bóng; giúp thành phẩm được đẹp và bền hơn.

Kỹ thuật cán mờ

Mẫu ấn phẩm được gia công cán mờ

Mẫu ấn phẩm được gia công cán mờ

Là kỹ thuật cán màng sử dụng loại màng có độ mịn, trong suốt lên bề mặt ấn phẩm. Loại màng thông thường này không có màu sắc tươi, không bắt sáng hay phản chiếu sáng.

Ấn phẩm được sử dụng màng cán mờ tạo ra độ trơn láng trên bề mặt, sang trọng và phù hợp với các sản phẩm như: Name card, các loại bìa sách, catalogue, brochure…

Kỹ thuật cán bóng

"<yoastmark

Cán bóng là kỹ thuật sử dụng màng bóng cán lên bề mặt sản phẩm; để tạo ra độ trơn láng, sáng bóng và phản chiếu; đồng thời để tăng tính bảo vệ, thẩm mỹ, sang trọng và thu hút người xem.

Kỹ thuật cán bóng phù hợp với các ấn phẩm như: Card visit, túi giấy, decal, in ấn trên hộp giấy, catalogue, tờ rơi, poster Đồng thời, các ấn phẩm sử dụng kỹ thuật cán bóng được các doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn để thu hút khách hàng.

Cách thực hiện kỹ thuật cán mờ và cán bóng

Để thực hiện, nhà sản xuất sẽ sử dụng thiết bị máy cán màng; cùng nguyên liệu là cuộn màng bằng chất liệu nhựa trong suốt đã được chuẩn bị sẵn.

Các bước thực hiện diễn ra như sau :

  • Cuộn màng bóng hoặc mờ sẽ được trải ra và được tráng 1 lớp keo dính.
  • Ấn phẩm cần tráng màng sẽ được đưa vào hệ thống trục lăn ép màng trên bề mặt giấy từng tờ một.
  • Một trục khác trong máy cán màng sẽ cuộn và thu hồi giấy đã được cán màng; cuộn lại 1 cuộn tròn.
  • Khi lớp keo dính khô lại; nhà sản xuất sẽ trải ấn phẩm ra từng tờ bằng tay.
  • Cuối cùng có thể cắt gọt những phần màng cán dư thừa (nếu có).

Một số yêu cầu trong kỹ thuật cán mờ và cán bóng

Để đảm bảo sản phẩm in ấn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về tính thẩm mỹ, sự sang trọng, nhận diện thương hiệu, cần đáp ứng những yêu cầu sau :

  • Tăng sự sang trọng cho các ấn phẩm.
  • Không làm thay đổi màu sắc in ấn; đảm bảo tính nhận diện thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp.
  • Kỹ thuật cán này có thể áp dụng 1 mặt hoặc 2 mặt tùy theo yêu cầu của khách hàng.
  • Chú ý đến định lượng giấy khi áp dụng kỹ thuật cán màng, áp dụng với giấy 170gsm trở lên; giấy quá mỏng dễ gây nhăn nhúm.
  • Chỉ áp dụng với những ấn phẩm cần cán màng toàn bộ.
5/5 - (1 bình chọn)

THẢO LUẬN BÀI VIẾT: Kỹ thuật cán mờ và cán bóng

5 2 votes
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
  • CẨM NANG IN ẤN

    In tem phụ đồ chơi

    In tem phụ đồ chơi

    Đồ chơi không in tem phụ có thể bị coi là hàng nhập lậu hoặc không rõ nguồn gốc, dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp bị xử...
    In tem nhãn phụ thiết bị điện tử

    In tem nhãn phụ thiết bị điện tử

    Chúng tôi đã giúp hàng nghìn sản phẩm thiết bị điện tử nhập khẩu đúng hạn, hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định...
    In tem phụ bánh kẹo

    In tem phụ bánh kẹo

    Xưởng In129 cung cấp dịch vụ in tem phụ bánh kẹo chuẩn theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn...
    In tem nhãn phụ dược phẩm

    In tem nhãn phụ dược phẩm

    Dược phẩm không có in tem phụ được xem là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, dẫn đến nguy cơ bị xử phạt theo Nghị định...