Giấy carton là gì? Top 3 Cấu tạo của chất liệu carton 2024

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp và sử dụng nhiều sản phẩm được đóng gói bằng giấy carton. Giấy carton là một loại vật liệu bao bì phổ biến với nhiều ưu điểm nổi trội. Vậy giấy carton là gì? Có những loại nào và có những ứng dụng gì không? Trong bài viết này, In129 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin nổi bất của loại chất liệu này

Giấy carton à gì? Ưu nhược điểm

Giấy carton là gì?

Giấy carton là một loại vật liệu được dùng nhiều trong ngành in ấn phẩm bao bì. Chúng có nguồn gốc từ bột gỗ, có thể là tự nhiên hoặc tái chế.

Quá trình sản xuất bắt đầu từ việc nghiền, xử lý và trộn sợi giấy với các chất phụ gia. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được ép mạnh và làm khô để tạo ra tấm giấy carton hoàn chỉnh. Giấy có thể phủ thêm nhựa hay nhôm để tăng cường độ bền và chống ẩm.

Carton có nhiều loại khác nhau, phân biệt theo các tiêu chí như số lớp giấy, cấu trúc sóng giấy và độ dày của giấy.

Giấy carton là gì?

Ưu và nhược điểm của giấy carton

5 Ưu điểm và 1 nhược điểm của giấy carton trong nghành in ấn là gi?

Ưu điểm 

Giấy có độ cứng và độ bền cao, có thể chịu được áp lực và va đập khi vận chuyển hàng hóa.

Có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi ảnh hưởng của nhiệt độ và tiếng ồn.

Giá thành rẻ, dễ sản xuất và tái chế, góp phần tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Chất liệu giấy carton có bề mặt phẳng và mịn, phù hợp để in ấn các hình ảnh, logo hay thông tin sản phẩm.

Có thể được cắt, gấp hay dán để tạo ra các hình dạng và kích thước hộp khác nhau, phù hợp với kích thước và tính năng của sản phẩm.

Nhược điểm

Carton dễ thấm nước, dễ rách và biến dạng khi tiếp xúc với các chất lỏng hoặc độ ẩm cao. Điều này làm giảm độ bền của giấy, cũng như làm mất đi tính thẩm mỹ của bao bì.

Ưu và nhược điểm của giấy carton

Cấu tạo của chất liệu giấy carton

Thành phần chính của carton bao gồm 3 vật liệu chính là:

Giấy

Là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong cấu tạo của giấy carton. Giấy được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên hoặc tái chế. Thông qua các quy trình xử lý để loại bỏ các tạp chất và tăng độ mịn của giấy.

Cấu tạo của chất liệu giấy carton

Polyethylene

Là một loại nhựa hữu cơ, được tạo ra từ phản ứng trùng hợp của etilen. Polyethylene có tính dẻo dai, kháng hóa chất và kháng nhiệt tốt. Polyethylene giúp tăng độ bền, độ cứng và khả năng chống thấm của giấy. Polyethylene chiếm tỷ lệ thấp trong cấu tạo của giấy carton, khoảng 5-10%.

Cấu tạo của chất liệu giấy carton

Nhôm

Là một kim loại có tính nhẹ, bền. Nhôm được sử dụng để tăng khả năng chống ăn mòn của giấy carton. Nhôm chiếm tỷ lệ rất thấp trong cấu tạo của giấy, khoảng 0.5-1%.

Cấu tạo của chất liệu giấy carton

Cấu trúc của giấy carton

2 Cấu trúc đặc biệt của giấy carton là gì?

Cấu trúc theo độ dày

Cấu trúc theo độ dày của giấy carton phụ thuộc vào số lớp giấy được kết hợp với nhau. Bao gồm lớp giấy thường và giấy sóng. Giấy thường là một lớp giấy mịn, sáng và phẳng. Cho phép in ấn thông tin và hình ảnh trên đó một cách dễ dàng. Trong khi đó, giấy sóng là một lớp giấy có hình sóng. Lớp giấy này có khả năng chịu và phân tán áp lực, giúp tăng tính chắc chắn cho giấy.

Giấy carton có ba loại chính dựa trên số lớp giấy được kết hợp lại, đó là: 3 lớp, 5 lớp hoặc 7 lớp

Cấu trúc theo độ dày

Cấu trúc theo các loại sóng

Giấy carton có thể được phân loại theo các loại sóng giấy thành các loại sau:

Sóng A: có chiều cao khoảng 4-5 mm. Là loại sóng lớn nhất, có khả năng chịu lực và chống va đập tốt.

Sóng B: có chiều cao khoảng 2-3 mm. Là loại sóng nhỏ hơn, có khả năng in ấn tốt hơn và bề mặt mịn hơn.

Sóng C: có chiều cao khoảng 3-4 mm. Là loại sóng trung bình, có khả năng chịu lực và chống va đập khá tốt.

Sóng E: có chiều cao khoảng 1-2 mm. Là loại sóng nhỏ nhất, có khả năng in ấn rất tốt và bề mặt rất mịn.

Sóng F: có chiều cao khoảng 0.5-1 mm. Là loại sóng siêu nhỏ, có khả năng in ấn cực tốt và bề mặt cực mịn.

Cấu trúc theo các loại sóng

Phân loại các loại giấy carton

Dưới là 3 loại carton được phân loại theo số lượng lớp giấy và lớp sóng

Giấy carton 3 lớp

Đây là loại giấy đơn giản nhất, gồm có 3 lớp giấy. 1 lớp giấy phẳng ở bên ngoài, 1 lớp giấy sóng ở giữa và 1 lớp giấy ở bên trong. Lớp giấy phẳng có thể in thông tin sản phẩm lên đó. Lớp giấy sóng có tác dụng chống va đập và chịu được áp suất.

Loại giấy này thường dùng cho các sản phẩm có trọng lượng nhỏ hoặc không yêu cầu bảo quản kỹ. Giá thành của loại giấy này cũng rẻ nhất, dao động từ 2.000 đến 10.000 đồng /m2.

Giấy carton 3 lớp

Giấy carton 5 lớp

Đây là loại giấy tiêu chuẩn và phổ biến nhất hiện nay. Gồm có 3 lớp giấy xen kẽ với 2 lớp giấy sóng. Lớp giấy phẳng có thể in thông tin sản phẩm lên đó. Các lớp giấy sóng có tác dụng chống va đập và chịu được áp suất cao hơn so với loại 3 lớp.

Giấy carton 5 lớp dùng cho các sản phẩm có trọng lượng trung bình hoặc yêu cầu bảo quản tương đối.

Giá thành của loại giấy này cao hơn so với loại 3 lớp, dao động từ 5.000 đến 25.000 đồng /m2.

Giấy carton 5 lớp

Giấy carton 7 lớp

Đây là loại giấy cao cấp và bền nhất. Bao gồm 4 lớp giấy phẳng xen kẽ với 3 lớp giấy sóng. Lớp giấy sóng có tác dụng chống va đập và chịu được áp suất cao nhất. Loại giấy này thường dùng cho các sản phẩm có trọng lượng nặng hoặc yêu cầu bảo quản cao nhất.

Giá thành của loại carton 7 lớp cao nhất so với các loại carton khác. Dao động từ 10.000 đến 30.000 đồng /m2

Giấy carton 7 lớp

Phân loại các giấy carton theo cấu trúc

Cùng xưởng In129 tìm hiểu các loại giấy carton được phân theo cấu trúc của chúng.

Carton cuộn

Giấy carton cuộn là một loại giấy được sản xuất dưới dạng cuộn dài. Có khả năng cắt thành các khổ giấy khác nhau, tùy thuộc từng nhu cầu. Thông thường, giấy có thể có từ 2 đến 9 lớp giấy khác nhau, mang đến tính linh hoạt khi sử dụng.

Carton cuộn hường được ứng dụng trong in ấn hộp giấy, in túi giấy….

Carton cuộn

Carton mỏng

Giấy carton mỏng có độ dày nhỏ nhất chỉ từ 0,25 đến 0,5 mm, thường chỉ có 1 hoặc 2 lớp giấy. Tuy độ mỏng nhưng giấy vẫn đảm bảo tính chắc chắn trong việc đóng gói.

Giấy có thể in trực tiếp trên bề mặt hoặc bồi thêm các loại giấy in khác để tăng tính thẩm mỹ. Loại này thường được sử dụng trong việc sản xuất hộp như hộp đựng bánh, hộp đựng thức ăn,….

Carton mỏng

Carton cứng

Giấy carton cứng là loại có độ dày và độ bền lớn nhất. Độ dày thường nằm trong khoảng 0,8 đến 3 mm. Loại giấy này thường bao gồm nhiều lớp giấy ghép lại với nhau, tạo nên một bề mặt mạnh mẽ và chắc chắn. Giấy carton cứng cần bồi thêm giấy in để tăng tính thẩm mỹ.

Các sản phẩm có trọng lượng lớn thường được đóng gói trong loại carton cứng này để đảm bảo an toàn.

Giá thành của loại giấy này cao hơn so với các loại khác.

Cấu tạo của chất liệu giấy carton

Tổng kết

Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản về giấy carton. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích trong việc lựa chọn và sử dụng carton một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó nếu Quý khách đang có nhu cầu in hộp cứng, in hộp carton hay các ấn phẩm khác, hãy liên hệ với In129.

In129 là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ in ấn chất lượng cao và chuyên nghiệp. Với đội ngũ công nghệ in hiện đại và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng những ấn phẩm chất lượng và đáng tin cậy.

Chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm đẹp và chất lượng cao tại In129

Chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm đẹp và chất lượng cao tại In129

Rate this post

THẢO LUẬN BÀI VIẾT: Giấy carton là gì?

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
  • CẨM NANG IN ẤN

    Tem nổi dán bình giữ nhiệt

    Tem nổi dán bình giữ nhiệt

    Logo và thông điệp in trên bình giữ nhiệt thường phai mờ, bong tróc sau một thời gian sử dụng. Thay vì in ấn thông thường, thiết...
    Tem nổi dán nón bảo hộ

    Tem nổi dán nón bảo hộ

    Nón bảo hộ lao động không chỉ bảo vệ sức khỏe và tính mạng người công nhân, mà còn là công cụ giúp nhận diện thương hiệu...
    Mẫu tem nổi dán hộp giấy

    Mẫu tem nổi dán hộp giấy

    Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, việc tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm trở thành yếu tố sống còn trong kinh doanh. Đó chính...
    Khác biệt tem decal nổi và tem decal giấy

    Khác biệt tem decal nổi và tem decal giấy

    Sự khác biệt tem decal nổi và tem decal giấy có thể dễ dàng nhận thấy qua bề mặt in. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở...