Công nghệ in thạch bản là một phương pháp trong kỹ thuật in ấn đã được dùng từ rất lâu đời. Hiện nay, công nghệ này vẫn còn được ứng dụng tuy nhiên không nhiều. Vì vậy, để cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về in thạch bản, hãy cùng In129 tham khảo bài viết sau đây.
In thạch bản là gì?
In thạch bản còn được gọi là (In litô, in đá) tức là cách thức in được sử dụng trên một bề mặt nhẵn. Đây là một trong những công nghệ in ấn 3D xuất hiện đầu tiên trên thế giới và được thương mại hoá một cách rộng rãi.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ in thạch bản
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in thạch bản là lợi dụng lực đẩy giữa dầu và nước, hai nguyên liệu này tách rời với nhau. Tức là, sử dụng hình ảnh ngược của các vết dầu trên bề mặt phẳng bằng chất liệu bất kỳ, ngâm vào nước và nhấc lên khỏi mặt nước. Lúc này, nước sẽ chảy vào các vị trí không bị dính dầu nhờ lực đẩy của dầu.
Sau đó, trống mực dầu tiếp tục lăn trên bề mặt (mực dầu có khả năng hòa tan trong dầu nhưng lại bị đẩy ra trong nước). Khi đó những chỗ dính nước thì lại không dính dầu, còn chỗ có dầu thì sẽ có mực, hình ảnh thu được sẽ tương đương với hình ảnh của vệt dầu ban đầu. Sau đó người ta sử dụng các vết dầu ngược này áp trực tiếp vào giấy hoặc bề mặt chất liệu in.
Xem thêm: In hộp giấy theo yêu cầu tại Hà Nội
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của công nghệ in thạch bản mang lại
Ưu điểm của in thạch bản
Công nghệ in thạch bản được ra đời từ năm 1798, ban đầu người ta sử dụng dầu quét lên bề mặt đá vôi. Kỹ thuật in này được giới họa sỹ cực kỳ yêu thích bởi màu sắc đẹp mắt, mượt mà, sau này người ta phát triển thành phương pháp in màu như hiện nay. In thạch bản còn có những ưu điểm đặc biệt như:
- Giúp in được một số lượng lớn tại cùng một thời điểm
- Hình ảnh in chất lượng tốt, sắc nét.
- Chi phí trên một bản in phụ thuộc vào số lượng in: Tức là càng in nhiều thì chi phí càng giảm.
- Cho phép in trên nhiều bề mặt với các chất liệu khác nhau (giấy, gỗ, đá,…)
Nhược điểm của in thạch bản
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này đó là khi áp bề mặt lên chất liệu in sẽ làm cho các chất liệu in hay bị dính nước, ướt. Ngày nay, người ta đã biết sử dụng các áp lên trống cao su để mực dính và nước rơi ra ngoài như công nghệ in offset.
So sánh kỹ thuật in thạch bản trong thời buổi xã hội hiện đại
Công nghệ in thạch bản thời kỳ trước đây
Buổi ban đầu, khi phát minh ra in thạch bản thì người ta thường sử dụng đá vôi làm bề mặt ban đầu để quét dầu lên. Vì vậy công nghệ in này còn được gọi là công nghệ in đá.
Sau đó, đến thế kỷ thứ XIX, người ta sử dụng màu mực in để trở nên đẹp hơn và được gọi là kỹ thuật in thạch bản màu.
Xem thêm: Công nghệ in typo là gì?
In thạch bản trong thời kỳ hiện nay
Hiện nay, in thạch bản hay còn được gọi là in lito, tức là bề mặt đá vôi trước đây được thay thế bằng chất liệu nhựa dẻo hoặc kim loại. Những chất liệu này đều có khả năng dính nước cao và thường được bao phủ bởi lớp nhũ tương nhạy cảm với ánh sáng. Những lớp nhũ tương này được tráng bằng chất kim loại để có thể giữ lại phần được ánh sáng chiếu nhiều hơn.
Các ngành ứng dụng công nghệ in thạch bản
Kỹ thuật in thạch bản được ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất vi mạch bán dẫn và trong hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), nhờ khả năng tạo ra các chi tiết nhỏ tới micromet trên cả một bề mặt rộng của kỹ thuật in này. Ngoài ra, công nghệ này còn được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu bán dẫn.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về công nghệ in ấn thạch bản, hy vọng Quý vị đã hiểu rõ hơn về công nghệ in đã có từ rất xa xưa này. Nếu Quý vị có thắc mắc và mong muốn được giải đáp về các công nghệ in ấn, xin vui lòng liên hệ ngay với In129 qua địa chỉ dưới đây để được chia sẻ tận tình nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN IN129.VN
Địa chỉ: Số 129 đường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (Xem bản đồ)
Hotline: 0986.485.482 – 0947.736.786
Điện thoại: 02462.913.123 – 02462.919.554
Email: info@in129.vn – innhanh129@gmail.com